Bộ Y tế 3 lần phản đối VKS nói 'H-Capita là giả'

Bà Nguyễn Minh Hoài (đại diện Cục Quản lý dược) - thành viên đoàn công tác của Bộ Y tế sang Ấn Độ xác minh lô thuốc H-Capita, đề nghị được có ý kiến với VKS trong phiên toà ngày 30/9, trước khi HĐXX vào nghị án.

Bà Nguyễn Minh Hoài. Ảnh: Hữu Khoa.

Bà Nguyễn Minh Hoài. Ảnh: Hữu Khoa.

Tháng 10/2017 TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm vụ án VN Pharma, Bộ Y tế nhận được thông tin lô thuốc H-Capita là do nhà máy ở Ấn Độ sản xuất. Lãnh đạo Bộ đã cử đoàn công tác, trong đó có bà Hoài đến bang Himachal làm việc với nhà máy sản xuất và cơ quan quản lý dược để xác minh.

Theo bà Hoài, trước khi sang Ấn Độ xác minh về nguồn gốc lô thuốc H-Capita Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch VN Pharma) và đồng phạm nhập về, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Cục Quản lý dược nước bạn. Đoàn công tác cũng làm việc với Cơ quan quản lý dược, Phòng Thương mại, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao Ấn Độ... yêu cầu cung cấp các tài liệu hợp pháp về lô thuốc. Kết quả xác minh cho thấy lô thuốc H-Capita đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi xuất xưởng.

"Những tài liệu này đã được hợp thức hóa lãnh sự và Bộ Y tế đã cung cấp cho Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an. Tôi không hiểu tại sao VKS không chấp nhận kết quả hợp pháp, không sử dụng kết luận điều tra của Bộ Công an", bà Hoài nói và cho rằng việc đại diện VKS không công nhận những tài liệu đoàn công tác Bộ Y tế cung cấp là chưa đảm bảo tính khách quan. VKS chỉ căn cứ vào nhãn mác và hồ sơ nhập khẩu để xác định thuốc giả là không có căn cứ.

Kết quả xác minh của Bộ Y tế với các cơ quan chức năng Ấn Độ cho thấy, lô thuốc H-Capita 500mg Caplet do nhà máy Affy Parenterals (của Ấn Độ) sản xuất bán cho công ty Magnolia limited. Công ty này tiếp tục bán cho Công ty Helix Canada, sau đó bán cho VN Pharma thông qua Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C, đại diện Công ty Helix Canada tại Việt Nam).

Lô thuốc này được vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore rồi về Việt Nam. Kết quả tương trợ tư pháp, văn phòng Tổng chưởng lý Singapore cũng xác định xuất xứ thuốc H-Capita là từ Ấn Độ.

Theo bà Hoài, chất lượng thuốc H-Capita, Bộ Y tế cùng các đơn vị kiểm nghiệm thuốc quốc gia tại Hà Nội và TP HCM đã kiểm tra chất lượng và kết luận H-Capita là kém chất lượng theo khoản 23 Điều 2 Luật Dược năm 2005. Đây là văn bản pháp lý cao nhất tại thời điểm xảy ra vụ án. Nếu chỉ căn cứ vào hồ sơ giả, nhãn mác giả để kết luận H-Capita là thuốc giả là không đúng với quy định

"Quá trình xác minh nguồn gốc lô thuốc này cũng được Thanh tra Chính phủ kết luận và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Vì vậy, việc VKS không đồng ý sử dụng các tài liệu của 4 cơ quan nhà nước Ấn Độ, không sử dụng kết luận điều tra của Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ là chưa đảm bảo thực tế khách quan", bà Hoài nói thêm.

Tương tự, trong phiên toà hôm 27/7, Cục Quản lý dược đã có công văn khẩn gửi TAND TP HCM xác định lô thuốc H-Capita do VN Pharma nhập về là thuốc thật do Ấn Độ sản xuất. Hùng và đồng phạm đã làm giả xuất xứ lô hàng này là của Canada nhằm trục lợi nên Cục Quản lý dược đề nghị tòa xử lý nghiêm.

Một ngày trước đó, Bộ Y tế giải mật tài liệu liên quan đến quá trình cơ quan này sang Ấn Độ làm việc, xác minh thông tin lô thuốc H-Capita do Ấn Độ sản xuất. Đây là lần đầu tiên những tài liệu này được công bố công khai cho thấy thuốc H-Capita là thật.

Tuy nhiên, đại diện VKS bác bỏ quan điểm của Cục Quản lý dược và các luật sư cho rằng thuốc H- Capita là thật, chỉ giả về xuất xứ. VKS cũng cho rằng, những tài liệu này do Cục Quản lý dược tự ý thu thập và cung cấp cho cơ quan điều tra, không tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng. Hơn nữa, Cục Quản lý dược đang bị điều tra sai phạm liên quan đến việc cấp phép nhập khẩu cho VN Pharma nên tài liệu cơ quan này cung cấp không đảm bảo tính khách quan.

VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Hùng 18-19 năm tù, Cường 20 năm tù, 10 bị cáo khác 3-13 năm tù về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.

Chiều 1/10 toà tuyên án.

Đại diện VKS thẩm vấn Nguyễn Minh Hùng. Ảnh: Hữu Khoa.

Đại diện VKS thẩm vấn Nguyễn Minh Hùng. Ảnh: Hữu Khoa.

Năm 2014, Hùng và đồng phạm bị khởi tố về hành vi Buôn lậu, Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Ba năm sau, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm lần đầu tuyên phạt Hùng, Cường 12 năm tù. 7 bị dịch thuật chuyên nghiệp hà tĩnh cáo khác nhận 2 năm tù (cho hưởng án treo) đến 5 năm tù.

Bản án này sau đó bị TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên hủy. Thêm 3 người khác bị khởi tố. Hùng và đồng phạm sau đó bị truy tố về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.

Hải Duyên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Văn phòng công ty dịch thuật uy tín tại Quảng Nam

Văn phòng công ty dịch thuật uy tín tại Quảng Ninh

Địa chỉ dịch thuật tại Quảng Ninh ở đâu?